BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU GỒM NHỮNG GÌ? CÁCH THIẾT KẾ THU HÚT

Thương hiệu được xem là tài sản quý báu của mọi doanh nghiệp và việc xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đúng với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là thách thức lớn. Nó đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng từ khâu nghiên cứu, lên ý tưởng chiến lược đến sáng tạo và luôn đảm bảo tính nhất quán. Bởi bộ nhận diện thương hiệu không chỉ gói gọn trong những yếu tố hình ảnh hay màu sắc mà còn là lời nói, tính cách và sự cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình.  Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity Package) là tập hợp các yếu tố hữu hình bên ngoài của...

Continue reading

USP LÀ GÌ? CÁCH THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN USP THÀNH CÔNG

Trong một thị trường ngày càng đông đúc với trung bình 50 triệu công ty mới ra đời mỗi năm hay khoảng 137.000 mỗi ngày, việc trở nên khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng là một thách thức không nhỏ. Để vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt này, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng và tìm ra cách để nổi bật giữa đám đông. Đây chính là lúc USP trở thành một yếu tố quan trọng. Không chỉ là một thuật ngữ trong Marketing, USP còn là chiến lược cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt rõ ràng và thu hút khách hàng trong một thị trường đầy thách thức. USP là gì? USP (Unique Selling Point hay Unique Selling Proposition) nghĩa...

Continue reading

PERSONALIZE LÀ GÌ? XU HƯỚNG CÁ NHÂN HÓA TRONG KỶ NGUYÊN A.I

Trong thời đại số, khi thông tin tràn lan và các lựa chọn trở nên vô tận, người tiêu dùng ngày càng mong muốn những trải nghiệm được cá nhân hóa. Việc triển khai các hoạt động Marketing mang tính cá nhân hóa được xem là một cuộc cách mạng trong cách thức mà các doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Để qua đó, tăng lòng trung thành và tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả bền vững. Personalization là gì? Personalization (cá nhân hóa) là quá trình điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm để phù hợp với nhu cầu, sở thích và hành vi của từng cá nhân. Thay vì áp dụng một phương pháp chung cho tất cả, Personalization cho phép doanh nghiệp...

Continue reading

ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM LÀ GÌ? CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM ĐỈNH CAO

Theo nghiên cứu, 95% người ra quyết định mua hàng đều được tác động bởi sự kết nối của cảm xúc hoặc diễn ra trong tiềm thức. Vì vậy, trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khi doanh nghiệp định vị sản phẩm thành công sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng mục tiêu, cải thiện hình ảnh, tăng nhận diện thương hiệu, lòng trung thành và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Định vị sản phẩm là gì? Định vị sản phẩm (Product Positioning) là quá trình quyết định và xây dựng vị trí sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Hay nói cách khác, định vị sản phẩm là cách mà doanh nghiệp muốn thị trường nghĩ...

Continue reading

TREND LÀ GÌ? CÁCH “BẮT TREND” HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

Duy trì sức cạnh tranh và thành công trong một môi trường luôn thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có nhiều nỗ lực để bắt kịp các trend (hay xu hướng) và chuyển hóa nó thành các bước hành động cho chiến lược kinh doanh. Việc bỏ qua xu hướng cũng là được xem bước đi nguy hiểm tạo cơ hội cho đối thủ định hình thị trường theo hướng có lợi riêng họ. Trend là gì? Trend trong tiếng Việt có nghĩa là xu hướng, trào lưu. Nó có thể là vấn đề hoặc sự kiện nào đó hợp thời hoặc phổ biến tại một thời điểm nhất định được nhiều người quan tâm, chú ý. Từ việc ăn mặc, nghe nhạc đến cách sống,......

Continue reading

MÔ HÌNH PESTEL LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG MÔ HÌNH PESTEL

Môi trường kinh doanh là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến các quyết định, chiến lược, quy trình và hiệu suất của một doanh nghiệp. Với hệ sinh thái phức tạp và liên tục thay đổi bởi nhiều yếu tố, mô hình PESTEL là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp để duy trì và phát triển trong thị trường đầy biến động.  PESTEL là gì? PESTEL là viết tắt của sáu yếu tố quan trọng: Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), Công nghệ (Technological), Môi trường (Environmental) và Pháp lý (Legal). Đây là một mô hình phân tích chiến lược được sử...

Continue reading

MARKETING XANH LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ CỐT LÕI CỦA MARKETING XANH

Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn đến cách mà doanh nghiệp đó ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng. Marketing xanh là một chiến lược mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh và nâng cao giá trị thương hiệu. Marketing xanh là gì? Marketing xanh (Green Marketing) là chiến lược Marketing tập trung vào việc quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, đồng thời xây dựng hình ảnh bền vững cho doanh nghiệp thông những cam kết trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường. Qua đó, tạo ra những giá trị dài hạn cho cả...

Continue reading

PHỄU MARKETING LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG PHỄU MARKETING

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, làm thế nào để doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả? Phễu Marketing là một giải pháp đã được chứng minh về tính hiệu quả, giúp doanh nghiệp dẫn dắt khách hàng qua các giai đoạn từ nhận biết đến hành động. Tuy nhiên, để xây dựng một phễu Marketing hiệu quả đòi hỏi nhiều kỹ năng và chiến lược bài bản. Phễu Marketing là gì? Phễu Marketing (Marketing Funnel) là mô hình giúp doanh nghiệp hình dung hành trình của khách hàng (Customer Journey) từ giai đoạn nhận thức về thương hiệu đến quyết định mua hàng và trở thành khách hàng trung thành. Mô hình này được gọi là “phễu” vì nó biểu...

Continue reading

THÔNG ĐIỆP LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG & TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP

Dù là trong công việc hay đời sống cá nhân, việc truyền đạt thông điệp rõ ràng và hiệu quả có thể quyết định thành công của mối quan hệ. Một thông điệp được xây dựng và truyền tải khéo léo không chỉ giúp định hình nhận thức của công chúng mà còn tạo ra sự kết nối bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thông điệp là gì? Thông điệp là tập hợp các thông tin, ý tưởng hoặc cảm xúc cụ thể từ một cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng đến cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng qua nhiều kênh khác nhau như lời nói, văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc thậm chí qua hành động. Mục đích của thông điệp...

Continue reading

TRADE MARKETING LÀ GÌ? VAI TRÒ & NHIỆM VỤ CỦA TRADE MARKETER

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối đã chuyển mình mạnh mẽ. Mô hình Trade Marketing đã trở thành cầu nối, tạo nên một sự hợp tác win-win. Cả hai bên cùng chung tay, tận dụng thế mạnh của nhau để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trade Marketing là gì? Trade Marketing là một chiến lược Marketing tập trung vào việc xây dựng và tối ưu hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất và các kênh phân phối, bao gồm nhà bán lẻ, nhà phân phối và các đối tác trung gian khác. Mục tiêu chính của Trade Marketing là thúc đẩy sản phẩm từ nhà sản xuất đến...

Continue reading